Những điều cần biết khi tham gia chương trình kỹ sư làm việc tại Nhật Bản
28/11/2019| admin|2 Comments
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH KỸ SƯ LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN
Hiện nay, để có thể đi Nhật làm việc bạn có thể lựa chọn 2 con đường đó là thực tập sinh kỹ năng và diện kỹ sư, kỹ thuật viên. Đi Nhật theo diện kỹ sư thì có những yêu cầu khắt khe hơn về trình độ, kinh nghiệm, năng lực tiếng Nhật, tuy nhiên nếu xét về lâu về dài thì diện này sẽ có nhiều lợi ích hơn chương trình thực tập sinh kỹ năng.
Làm kỹ sư, kỹ thuật viên tại Nhật Bản sẽ có nhiều lợi ích
Những lợi ích trước tiên bạn có thể thấy được khi đăng ký đi Nhật làm việc theo diện kỹ sư, kỹ thuật viên:
Ứng viên sẽ được ứng tuyển và phỏng vấn trực tiếp với công ty tuyển dụng bên Nhật
Làm việc tại Nhật đúng chuyên ngành mà bạn đã được đào tạo qua đó có thể học hỏi kiến thức, nâng cao tay nghề phát triển sự nghiệp sau này.
Được tuyển dụng trực tiếp từ công ty ở bên Nhật và hưởng mức lương cũng như các chế độ làm việc như người bản xứ.
Được tư vấn và hướng dẫn hoàn thành các thủ tục Visa, xuất nhập cảnh trong thời gian ngắn.
Sẽ được xuất cảnh ngay khi đậu phỏng vấn với công ty bên Nhật (tối đa 3 tháng)
Hỗ trợ học tiếng Nhật cấp tốc với những ứng viên chưa có năng lực tiếng Nhật để đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ khi sang Nhật làm việc.
So với thực tập sinh kỹ năng thì đi Nhật theo diện kỹ sư sẽ có rất nhiều lợi thế
Bạn được tuyển dụng với chức danh là kỹ sư, là nhân viên được tuyển dụng chính thức của công ty, nên bạn sẽ được:
Hưởng lương trực tiếp và hưởng toàn bộ lương từ công ty bạn làm việc (nếu là tu nghiệp sinh, bạn phải thông qua nghiệp đoàn, tiền công bị khấu trừ nhiều khoản phí dịch vụ cho nghiệp đoàn, công ty môi giới)
Làm việc tại Nhật với visa dạng business do đó bạn sẽ được hưởng các chế độ phúc lợi tương tự như người bản xứ.
Tuỳ theo khả năng làm việc của bạn, và khả năng đàm phán với công ty tuyển dụng, bạn có thể gia hạn kéo dài thời gian làm việc tại Nhật lên đến 10 năm (nếu là tu nghiệp sinh, bạn chỉ được làm tối đa 3 năm, và sau khi kết thúc hợp đồng, bạn phải về nước và không được sang Nhật làm việc cùng ngành nghề đó nữa)
Thu nhập hằng tháng ít nhất của bạn là 40.000.000 VNĐ, sau khi trừ đi các khoản chi tiêu sinh hoạt, mỗi tháng bạn có thể tiết kiệm ít nhất 25.000.000 VNĐ.
Một số điểm lưu ý khi đi Nhật theo diện kỹ sư
Các doanh nghiệp Nhật thường tuyển kỹ sư, kỹ thuật viên ở những vị trí như thiết kế bản vẽ; lập trình, bảo trì, sửa chữa máy móc, dây chuyền sản xuất….Thời gian làm việc sẽ tùy thuộc vào hợp đồng lao động giữa ứng viên và công ty tuyển dụng, thường tối thiểu là 1 năm khi hết hạn hợp đồng thì bạn có thể gia hạn visa để tiếp tục làm việc từ 3-5 năm kế tiếp. Trong thời gian làm việc tại Nhật bạn cũng có thể bảo lãnh người thân sang Nhật sinh sống (Nếu bạn chưa biết hãy tham khảo bài viết thủ tục bảo lãnh vợ/chồng, người thân sang Nhật Bản để tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này).
Trong thời gian gần đây rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí đã lựa chọn chương trình thực tập kỹ năng bởi điều kiện tuyển dụng đơn giản, trình độ tiếng Nhật không yêu cầu cao, do đó cơ hội để đến Nhật làm việc, học tập sẽ cao hơn chương trình kỹ sư.
Tuy nhiên khi bạn đã trúng tuyển diện kỹ sư bạn sẽ được làm việc ở doanh nghiệp với môi trường tốt hơn, có nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai, hơn thế nữa mức thu nhập cũng cao hơn chương trình thực tập sinh kỹ năng. Kỹ sư làm việc tại Nhật có mức thu nhập trung bình khoảng 180.000 – 200.000 Yên/Tháng. Ngoài ra, khi hết hợp đồng lao động về nước, chắc chắn sẽ có rất nhiều doanh nghiệp trong nước săn đón, sẵn sàng mở rộng cảnh cửa nghề nghiệp, tiếp nhận bạn.
Về thủ tục, đa số các công ty xuất khẩu lao động đều chịu trách nhiệm chính, cán bộ tư vấn sẽ hướng dẫn chi tiết bạn hoàn thành những hồ sơ, giấy tờ cần thiết. Về chi phí, so với chương trình thực tập kỹ năng thì đi Nhật theo diện kỹ sư có chi phí thấp hơn khá nhiều.
Các khoản phí cần chi trả khi đăng ký đi làm việc theo diện kỹ sư tại Nhật
Chi phí đi Nhật là một trong những tiêu chí nhận được sự quan tâm hàng đầu của người lao động. Nếu tìm kiếm trên mạng thì chỉ có thể nhận được những câu trả lời chung chung với nhiều nguồn tin khác nhau điều này khiến cho người lao động rất hoang mang.
Hiểu được điều đó, CTD sẽ thống kê và bóc tách chi tiết tất cả các loại chi phí mà người lao động cần phải chi trả khi sang Nhật lao động theo diện kỹ sư.
Phí khám sức khỏe
Một trong những điều kiện bắt buộc để được đi Nhật theo diện kỹ sư đó là người lao động phải có tình trạng sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm như: lao phổi, HIV, viêm gan B…Vậy nên, người lao động buộc phải trình giấy khám sức khỏe trước khi thi tuyển.
Chi phí khám sức khỏe hiện tại dao động từ 500 – 700 nghìn VND tùy thuộc vào bệnh viện mà bạn thăm khám.
Tiền phí dịch vụ
Tiền dịch vụ là khoản tiền người lao động cần phải trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động sang nước ngoài.
Theo quy định hiện nay, tiền phí dịch vụ không được quá 1 tháng tiền lương đối với hợp đồng lao động 1 năm, và không được quá 3 tháng tiền lương đối với hợp đồng lao động 3 năm.
Ngoài ra, tiền dịch vụ không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp (kể cả thời gian gia hạn theo hợp đồng) và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng lao động mới.
Tiền môi giới
Tiền môi giới là khoản tiền người lao động phải trả cho các đơn vị giới thiệu việc làm tại Nhật. Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp mà mức phí này sẽ khác nhau.
Chi phí học tiếng Nhật
Đối với những đơn hàng kỹ sư, kỹ thuật viên thì ứng viên buộc phải có trình độ tiếng Nhật từ N4 trở lên, riêng đối với các đơn hàng kỹ sư công nghệ thông tin và một số đơn hàng đặc biệt khác thì doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải trình độ tiếng Nhật tối thiểu là N3.
Người lao động không cần trả phí đào tạo tiếng nếu đã đạt yêu cầu về trình độ tiếng để thi tuyển đơn hàng.
Trong trường hợp người lao động chưa học tiếng, có thể đăng ký học trực tiếp tại CTD với mức phí ưu đãi dao động từ 5tr – 12tr tùy vào từng giai đoạn đăng ký học.
Phí đào tạo tay nghề chuyên môn (nếu có)
Đối với các đơn hàng yêu cầu kỹ năng, các doanh nghiệp sẽ phải tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng cho người lao động để đáp ứng được yêu cầu đầu vào của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Mức phí đào tạo tay nghề là khác nhau tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực thi tuyển.
Phí hồ sơ, dịch thuật
Khi đi Nhật Bản, bạn phải làm thủ tục, hồ sơ để được sang Nhật làm việc. Trong quá trình làm thủ tục hồ sơ, người lao động phải dịch thuật bằng cấp 3 trở lên, kinh nghiệm làm việc và các giấy tờ liên quan.
Nếu người lao động chưa có những giấy tờ này thì sau khi trúng tuyển công ty sẽ làm và khi đó bạn phải mất một khoản phí hồ sơ, dịch thuật cho công ty mà bạn đăng ký đi Nhật Bản.
Ăn ở (nếu có)
Như đã nêu ở trên, người lao động có thể phải tham gia các khóa đào tạo tiếng, đào tạo chuyên môn nếu cần. Khi tham gia các khóa đào tạo này người lao động cần phải chi trả thêm phí ăn ở trong quá trình học tập và đào tạo.
Có 2 phương án mà bạn có thể lựa chọn:
Đăng ký ăn ở tại công ty, khi đó mức chi phí ăn ở sẽ phụ thuộc vào khả năng bố trí của từng doanh nghiệp.
Ở ngoài và học ngoài: Khi đó bạn sẽ không cần phải trả khoản tiền này cho công ty.
Visa, giấy tờ, vé máy bay
Người lao động phải chi trả các khoản tiền đề làm thủ tục giấy tờ, xin Visa xuất cảnh.
Dưới đây là lệ phí visa đi Nhật Bản có hiệu lực từ 01 tháng 04 năm 2017:
Visa nhập cảnh một lần: 610.000 VNĐ
Visa quá cảnh: 140.000 VNĐ
Visa nhiều lần: 1.220.000 VNĐ
Chi phí phát sinh, phụ phí (Nếu có)
Các khoản chi phí phát sinh có thể như chi phí mua đồng phục, chi phí mua sách vở, chi phí mua vali đựng đồ …..Có doanh nghiệp sẽ thu khoản phí này, có doanh nghiệp không thu.
Thông tin liên hệ
Trung tâm Đào tạo theo nhu cầu (CTD) – Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICTU)